Pet QH

Hơn Cả Chăm Sóc, Là Thấu Hiểu

Điều Trị Mũi Chó Bị Khô: Mẹo Nhỏ Mang Lại Hiệu Quả Lớn
Trên Cạn

Điều Trị Mũi Chó Bị Khô: Mẹo Nhỏ Hiệu Quả Lớn

Mọi người thường cảm thấy lo lắng về vấn đề sức khoẻ của thú cưng và đặc biệt khi chú chó bị khô mũi. Vấn đề này sẽ không quá nghiêm trọng, nhưng đó cũng sẽ là dấu hiệu giúp bạn biết được chó nhà bạn có đang trong tình trạng sức khoẻ như thế nào?

Trong bài viết này, hãy cùng Pet QH tìm hiểu cách giải quyết và những vấn đề liên quan đến việc mũi chó bị khô nhé!

Chó bị khô mũi là bệnh gì?

Chó bị khô mũi là bệnh gì?
Chó bị khô mũi là bệnh gì?

Sau khi phát hiện thấy mũi chó bị khô trong thời gian dài thì đây có thể là dấu hiệu không tốt về sức khỏe. Nguyên nhân bắt nguồn từ:

Không uống đủ nước

Nước là yếu tố rất quan trọng giúp duy trì độ ẩm của mũi và các niêm mạc trong cơ thể. Khi chó bị thiếu nước, mũi sẽ bị khô và nứt nẻ, gây đau và nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến bị nhiễm trùng.

Thiếu vitamin A hoặc vitamin E

Thiếu vitamin A hoặc vitamin E
Thiếu vitamin A hoặc vitamin E

Hai loại vitamin này góp phần quan trọng cho da và lông. Khi chú chó không được cung cấp đầy đủ vitamin A hoặc E, da và lông sẽ bị khô và yếu hơn, mũi cũng không ngoại lệ.

Xem Ngay »  Nên Hay Không Nên Tắm Cho Chó Bằng Xà Bông Lifebuoy?

Dị ứng

Chó bị khô ở vùng mũi có thể do dị ứng với một số loại thức ăn, thuốc, hoặc các thành phần gây kích ứng khác trong môi trường. Khi bị dị ứng, hệ miễn dịch sẽ phản ứng và gây ra triệu chứng như ngứa, sưng, viêm, và chảy nước mắt. Mũi sẽ bị ảnh hưởng và trở nên khô.

Viêm nhiễm

Viêm nhiễm ở mũi do vi khuẩn, virus, hoặc nấm gây ra tình trạng mũi chó bị khô và có thể là dấu hiệu của các bệnh nghiêm trọng như cúm, sốt rét, hay giun sán.

Vết thương khi không được sơ cứu kịp thời sẽ khiến mũi chó bị khô rất nhanh. Đặc biệt là những vết thương ở vùng mũi và các bộ phận xung quanh. Vì thế, không nên tự ý chữa trị vết thương mà cần phải đưa đến bác sĩ thú y.

Chó liếm mũi quá nhiều

Chó thường liếm mũi để làm sạch, giữ ấm, hoặc thể hiện cảm xúc. Tuy nhiên, đó cũng là nguyên nhân phổ biến gây nên mũi chó bị khô vì thiếu độ ẩm nhất định.

Cách chăm sóc và điều trị

Cách chăm sóc và điều trị
Cách chăm sóc và điều trị

Nếu mũi chó bị khô nứt nẻ, bạn cần phải chăm sóc điều trị ngay để giảm nguy cơ biến chứng và giúp hồi phục nhanh hơn. Bạn có thể áp dụng những cách dưới đây:

Dùng kem dưỡng

Các sản phẩm kem dưỡng giúp hỗ trợ làm mềm da, giảm viêm và kích ứng trên da, bên cạnh đó nó còn có khả năng bảo vệ da khỏi các tác động bên ngoài. Chọn các loại sản phẩm chuyên dụng như kem hay dầu dưỡng dành riêng cho chó và cần lưu ý là không có các thành phần gây hại như: paraben, hương liệu, màu nhân tạo, hay có chứa chất bảo quản.

Xem Ngay »  Chó Uống Nước Nhiều: Bình Thường Hay Bất Thường

Khám bác sĩ thú y

Bác sĩ thú y sẽ chẩn đoán nguyên nhân và độ nghiêm trọng của tình trạng mũi, sau khi chẩn đoán xong sẽ kê đơn thuốc hoặc phẫu thuật nếu cần. Bạn nên tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, đi tái khám định kỳ để theo dõi quá trình điều trị.

Ăn uống đầy đủ

Ăn uống giúp chó hồi phục sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch nhanh chóng. Cho chó ăn các loại thức ăn giàu dinh dưỡng, tươi ngon, dễ tiêu hóa và hạn chế cho chó ăn các loại thức ăn cay, mặn, hay quá nóng hoặc quá lạnh.

Uống nước

Bạn nên đảm bảo lượng nước sạch cần thiết cho chó mỗi ngày. Bởi lẽ, chó dễ mất nước và khi không được cung cấp lượng nước cần thiết thì rất dễ dẫn đến tình trạng mũi chó bị khô. Không chỉ thế, các bộ phận khác trong cơ thể chó cũng bị tổn thương. Thậm chí, chó sẽ bị sốc và nghiêm trọng hơn là bị tử vong vì thiếu nước.

Mặc dù chó bị khô mũi không gây ảnh hưởng gì quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nó cũng sẽ gây phiền toái và khó chịu cho chó. Chúng sẽ cảm thấy ngứa ngáy và khô rát ở vùng mũi. Để tình trạng này lâu dài sẽ làm xuất hiện các loại bệnh lý khác nghiêm trọng.

Lời Kết

Trên đây là những thông tin bổ ích để bạn nhận biết các dấu hiệu và nguyên nhân liên quan đến vấn đề mũi chó bị khô nứt nẻ. Trong quá trình chăm sóc, bạn thấy có bất kì những vấn đề về sức khoẻ của chó thì đừng quên liên hệ với các trung tâm thú y để được bác sĩ tư vấn. Hy vọng rằng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp thú cưng của bạn có sức khoẻ tốt nhất.

Xem Ngay »  Cách Nhận Biết Mèo Có Bầu Không Đi Khám CHUẨN XÁC